Nhiều học sinh Malaysia còn nhớ rõ những lỗi ngữ pháp mà cô giáo của mình từng dạy sai suốt những năm đi học phổ thông.
Người ta đã nói nhiều về tình trạng sinh viên kém tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu chính các giáo viên lại mắc lỗi phát âm và ngữ pháp thì sao? Fatimal, một sinh viên Malaysia vẫn còn nhớ rõ những lỗi tiếng Anh mà thầy giáo của mình từng mắc phải khi cô còn đi học, Thầy luôn chào cả lớp với câu “Good morning. Everyone sic down”. Một giáo viên khác đã gạch từ “a” trong câu “The window shattered into a hundred pieces” và trừ điểm của cô. Một người khác lại luôn nói sai từ “poem”. Cô tự hỏi “Mục đích của dạy là gì khi chính họ còn không giỏi tiếng Anh?”.
Một phụ huynh khác tên Nadia Fauzi cũng có chung than phiền khi cô giáo tiếng Anh của con mình mắc lỗi sai, nhưng chính cô lại nói học sinh ngốc nghếch khi được học sinh sửa lỗi giúp. Giáo viên có vốn tiếng Anh kém đi dạy học đang là tình trạng phổ biến xảy ra ở quốc gia này.
Giáo viên chỉ nói tiếng Anh trên lớp
Nói với tờ The Malaysian Insider, một chuyên viên đào tạo truyền thông cho biết bà cảm thấy ngạc nhiên trước trình độ tiếng Anh hạn chế của các giáo viên tiếng Anh tiểu học mà bà tiếp xúc. Họ có độ tuổi từ 25 đến 45, học tập nhiệt tình, chăm chỉ nhưng lại không biết kiến thức ngữ âm căn bản. Có người không biết cách đọc phiên âm trong từ điển. Có người không biết nhấn trọng âm ở những từ nhiều âm tiết, chẳng hạn như “computer” cần được nhấn ở “pu”. Bà cho rằng, các giáo viên cũng gặp phải tình trạng như học sinh đó là không có cơ hội luyện tập, sử dụng tiếng Anh bên ngoài lớp học.
Cũng vì kém tiếng Anh, một giáo viên cho biết mình thiếu tự tin trong công việc. “Có thể vì nó không phải là ngôn ngữ thứ nhất của tôi. Khi bạn không nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh, và mọi người cứ bình luận về mình, bạn sẽ cảm thấy mất tinh thần”, cô tâm sự. Chính vì thế, cô chỉ vui khi được dạy những học sinh 11, 12 tuổi vì cảm nhận được sự tôn trọng, yêu quý giáo viên từ các em.
Zairil Khir Johari – một trong những nhà lập pháp của Malaysia cho biết, chính phủ nước này đã chi khoảng 500 triệu ringgit (khoảng hơn 119 triệu USD ) từ năm 2011 để thuê các chuyên gia tiếng Anh về dạy giáo viên. Nhưng kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.
Các từ khóa liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét