Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

50 câu sử dụng trong tiếng anh giao tiếp hàng ngày bạn nên biết

Tiếng Anh giao tiếp thông dụng là thứ học để vận dụng vào thực tế. Việc học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày không yêu cầu quá nhiều công sức để ghi nhớ và học thuộc lòng, nhưng để có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh, việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày là rất quan trọng. Bởi không phải ai cũng có thể học một lần rồi nhớ mãi, cho nên đối với việc học ngoại ngữ, không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Dưới đây là 50 câu nói bạn có thể học thuộc và ghi nhớ để bắt đầu thực hành tiếng anh giao tiếp ngay từ bây giờ:
1. What’s up? – Có chuyện gì vậy?

2. How’s it going? – Dạo này ra sao rồi?

3. What have you been doing? – Dạo này đang làm gì?

4. Nothing much. – Không có gì mới cả.

5. What’s on your mind? – Bạn đang lo lắng gì vậy?

6. I was just thinking. – Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. – Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi.

8. It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn.

9. Is that so? – Vậy hả?

10. How come? – Làm thế nào vậy?

11. Absolutely! – Chắc chắn rồi!

12. Definitely! – Quá đúng!

13. Of course! – Dĩ nhiên!

14. You better believe it! – Chắc chắn mà.

15. I guess so.- Tôi đoán vậy.
16. There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.

17. I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.
18. This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!

19. No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).

20. I got it. – Tôi hiểu rồi.

21. Right on! (Great!) – Quá đúng!

22. I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!

23. Got a minute? – Có rảnh không?

24. About when? – Vào khoảng thời gian nào?

25. I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.

26. Speak up! – Hãy nói lớn lên.

27. Seen Melissa? – Có thấy Melissa không?

28. So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không?

29. Come here. – Đến đây.

30. Come over. – Ghé chơi.

31. Don’t go yet. – Đừng đi vội.

32. Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau.

33. Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường.

34. What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.

35. What the hell are you doing? – Anh đang làm cái quái gì thế kia?

36. You’re a life saver. – Bạn đúng là cứu tinh.

37. I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.

38. Get your head out of your ass! – Đừng có giả vờ khờ khạo!

39. That’s a lie! – Xạo quá!

40. Do as I say. – Làm theo lời tôi.

41. This is the limit! – Đủ rồi đó!

42. Explain to me why. – Hãy giải thích cho tôi tại sao.

43. Ask for it! – Tự mình làm thì tự mình chịu đi!

44. In the nick of time. – Thật là đúng lúc.

45. No litter. – Cấm vứt rác.

46. Go for it! – Cứ liều thử đi.

47. What a jerk! – Thật là đáng ghét.

48. How cute! – Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!

49. None of your business! – Không phải việc của bạn.
50. Don’t peep! – Đừng nhìn lén!

Các cụm từ đơn giản với " TAKE"

1/ Take a break: nghỉ ngơi, nghỉ giải lao.
Ví dụ: I’m tired! I’m going to take a break for a while. (Tôi mệt rồi! Tôi phải nghỉ một chút.)
2/ Take a chance: thử vận may, đánh liều, nắm lấy cơ hội.
Ví dụ: Take a chance at it. You might win. (Hãy liều một phen, có khi anh thắng đấy.)
3/ Take a class: tham gia một lớp học.
Ví dụ: I have to take a class on Saturdays this semester. (Tớ có tham gia một lớp học vào ngày thứ bảy học kỳ này.)
4/ Take a look: nhìn.
Ví dụ: It is a nice apartment. Take a look and see if you like it. (Căn hộ đó rất tuyệt. Nếu anh thích có thể đi xem nó.)
5/ Take a nap: nghỉ/ngủ trưa một lát.
Ví dụ: The baby takes a nap everyday at 2pm. (Cứ 2 giờ trưa mỗi ngày là đứa bé ngủ trưa.)
6/ Take notes (of) ghi chú.
Ví dụ: Amy takes a lot of notes when the economics professor is talking. (Khi giáo sư Kinh tế học giảng bài, Amy ghi chú lại rất nhiều)
7/ Take a test/quiz/an exam: thi; đi thi.
Ví dụ: This Friday, I have to take an exam in Biology class. (Thứ sáu này, tôi phải đi thi môn Sinh học rồi.)
8/ Take a picture: chụp hình/ảnh.
Ví dụ: I took a lot of pictures at the party. (Tôi đã chụp rất nhiều ảnh tại buổi tiệc.)
9/ Take someone’s place: thế chỗ ai đó.
Ví dụ: When I was sick, Carios took my place at the conference. (Khi tôi bệnh, Carios đã thay tôi tham dự buổi hội thảo.)

10/ Take responsibility: chịu trách nhiệm.
Ví dụ: Riley is a bully. He needs to take responsibility for his actions. (Riley là đồ hách dịch. Nó cần phải chịu trách nhiệm cho những hành động của nó.)
11/ Take a rest: nghỉ ngơi.
Ví dụ: After work, I like to take a rest before cooking dinner. (Sau giờ làm việc, tôi muốn được nghỉ ngơi trước khi bắt tay vào nấu cơm tối.)
12/ Take a seat: ngồi.
Ví dụ: Take a seat and the dentist will call you when she’s ready. (Hãy ngồi xuống và nha sĩ sẽ gọi anh khi cô ấy chuẩn bị xong.)
13/ Take a taxi: đón taxi.
Ví dụ: Richard takes a taxi to work everyday. (Richard đón taxi đi làm mỗi ngày.)
14/ Take your time: cứ từ từ, thong thả.
Ví dụ: Take your time in the museum. We have the whole day to look around. (Vào viện bảo tàng anh hãy cứ từ từ, chúng ta có cả ngày để tham quan mọi thứ.)
15/ Take someone’s temperature: đo thân nhiệt cho ai.
Ví dụ: Maybe the baby is sick. I am going to take her temperature. (Có lẽ con bé đã bị bệnh. Em sẽ đo nhiệt độ nó.)


Chức năng, vị trí của Adj (tính từ) và Adv (trạng từ)

Tính từ và Trạng từ là chủ điểm quan trọng lúc luyện thi TOEIC. Trong chủ điểm này, TOEIC sẽ tập trung vào một số phần quan trọng như sau: Vị trí tính từ, trạng từ; So sánh hơn kém; Hiện tại phân từ (V-ing) và Quá khứ phân từ  (V-ed).
Để trả lời được câu hỏi của họ, đặc biệt là phần Sentence completion của kì thi TOEIC, bạn phải nắm rõ chức năng, vị trí của tính từ cũng như cách nhận biết tính từ và trạng từ thông qua đuôi của từ (phần này tôi sẽ nói trong Chia sẻ Kinh nghi level 500-750.

I. Chức năng tính từ (Adj):

Adjective (Adj)
- Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, màu sắc, trạng thái,...
- Tính từ được dùng để mô tả tính chất hay cung cấp thêm thông tin cho danh từ.
Adverb (Adv)
- Trạng từ thường là một thành phần bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc cả câu

II. Vị trí tính từ (Adj)

ADJECTIVEADVERB
1. Đứng sau động từ To be
Ex: My job is so boring
2. Đứng sau một số động từ cố định khác (chủ điểm rất quan trọng): become, get, seem, look, appear, sound, smell, taste, feel, remain, keep, make
Ex:
- As the movie went on, it became more and more exciting
- Your friend seems very nice
- She is getting angry
- You look so tired!
- He remained silent for a while
3. Đứng trước danh từ
Ex: She is a famous businesswoman







1. Đứng sau động từ thường
Ex: Tom wrotethe memorandum carelessly
2. Đứng trước tính từ
Ex:
- It's a reasonably cheap restaurant, and the food was extremely good.
- She is singing loudly
3. Đứng trước trạng từ khác
Ex:
- Maria learns languages terribly quickly
- He fulfilled the work completely well
4. Đứng đầu câu, bổ nghĩa cho cả câu
Ex: Unfortunately,the bank was closed by the time I got here

Có thể bạn quan tâm

Động từ và cụm động từ trong tiếng anh

Học ngữ pháp tiếng anh: Chủ đề động từ và cụm động từ trong tiếng anh. Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó hiểu đối với không ít học viên người Việt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích cho các bạn trong quá trình học cụm động từ.

I. Thế nào là cụm động từ?

Cụm động từ là các cụm từ có cấu trúc bao gồm một động từ và một tiểu từ (phó từ, giới từ).
Động từ
Tiểu từ
Ví dụ
Dịch nghĩa
Look
up
You can look up any new words in your dictionary.
Anh có thể tra nghĩa bất cứ từ mới nào trong từ điển.
Get
through
I tried to phone her but I couldn’tget through.
Tôi đã cố gắng gọi cho cô ấy nhưng không thể nào kết nối được.
Trong các ví dụ trên, khi các tiểu từ up, through kết hợp với từ động từ look, get tạo thành các cụm động từ có ý nghĩa khác hoàn toàn so với từ động từ ban đầu:
Look: nhìn                  #          Look up: tìm kiếm, tra cứu
Get: nhận, bị, được     #          Get through: kết nối
Do vậy, ý nghĩa của các cụm động từ không chịu ảnh hưởng bởi ý nghĩa của động từ. Việc học các cụm động từ cũng không nên đánh đồng với việc học các động từ và tiểu từ độc lập nhau, mà cần học cả cụm động từ đó với cách sử dụng của chúng trong từng văn cảnh.

II. Ý nghĩa của các tiểu từ trong cụm động từ?

Thông thường, các tiểu từ truyển tài nhiều ý nghĩa khác nhau khi nằm trong cụm động từ. Sau đây là các ý nghĩa phổ biến nhất của các tiểu từ thường xuyên được sử dụng trong cụm động từ.
Tiểu từ
Ý nghĩa
Ví dụ
Dịch nghĩa
up
Diễn đạt vị trí hướng lên trên hoặc ý kết thúc, hoàn thành tất cả.
We ate all the food up.
Chúng tôi ăn hết thức ăn rồi.
down
Diễn đạt vị trí hướng xuống dưới; hoặc hành động có xu thế giảm/chặn lại.
We’ll have to cut downthe expenses.
Chúng ta sẽ phải cắt giảm chi tiêu.
on
Diễn đạt ý ở trên, dựa trên.
You should put on formal clothes in an interview.
Cậu nên ăn mặc lịch sự khi đến dự phỏng vấn.
in
Diễn đạt ý ở trong, xu hướng đi vào trong.
Make sure to leave the office by 6:00 or you will belocked in.
Nhớ là phải rời khỏi văn phòng trước 6h nếu không anh sẽ bị kẹt trong đó.
out
Diễn đạt vị trí phía ngoài hoặc ý hành động đến tận cuối/cạn kiệt.
We couldn’t figure her out.
Chúng tôi không tài nào hiểu nổi cô ấy.
off
Diễn đạt ý rời đi chỗ khác hoặc thay đổi trạng thái.
I’ve sent off the letter you wrote to the newspaper.
Tôi đã gửi cho cánh nhà báo bức thư mà anh viết rồi.
for
Diễn đạt mục đích hướng tới của hành động.
He often asks his parentsfor money.
Hắn vẫn thường xuyên hỏi xin tiền bố mẹ.
with
Diễn đạt ý có người hoặc vật cùng tham gia trong hành động.
That shirt goes really wellwith your blue jacket.
Chiếc áo sơ mi đó rất hợp tông với chiếc áo khoác xanh của cậu đấy.
through
Diễn đạt ý lần lượt cái này sang cái khác, hoặc từ đầu đến cuối.
If you look throughsomething, you read it quickly and not very carefully.
Khi bạn đọc qua cái gì đó nghĩa là bạn đọc nhanh và không quá cẩn thận.
back
Diễn đạt ý trở lại/quay lại.
Please send the shirt backif it is the wrong size.
Hãy gửi lại chiếc áo nếu như sai cỡ.
away
Diễn đạt trạng thái rời đi, hoặc tạo ra khoảng cách.
Put away your books, Peter!
Cất mấy quyển sách đi, Peter.
aroundabout
Diễn đạt hành động mang tính giải trí, không rõ mục đích, hoặc không cần quá tập trung.
I hate the way he lies around all day watching TV.
Tôi ghét thấy hắn cứ nằm vắt vẻo xem TV cả ngày.

III. Phân biệt cụm động từ và động từ có giới từ đi kèm?

Cụm động từ
Cụm động từ giới từ
Tiểu từ trong một cụm động từ luôn luôn được nhận trọng âm.
Giới từ trong cụm động từ giới từ không được nhận trọng âm.
Động từ và tiểu từ có thể đứng tách rời, tiểu từ có thể được chuyển xuống sau tân ngữ.
We called up the teacher. (gọi)
We called the teacher up.
Động từ và giới từ phải luôn luôn đi liền nhau.
We called on the teacher. (kêu gọi)
We called the teacher on.
Không thể đặt một trạng từ vào giữa động từ và tiểu từ.
We called up the teacher early.
We called early up the teacher.
Có thể đặt một trạng từ vào giữa động từ và giới từ.
We called early on the teacher.

IV. Vị trí của tiểu từ trong cụm động từ?

Như đã xét ở trên, các tiểu từ có thể đứng ngay sau động từ, hoặc có thể đứng sau tân ngữ (object). Trường hợp tân ngữ là đại từ (it, them, him, her, me) thì tiểu từ bắt buộc phải đặt sau tân ngữ này.
  • The alarm woke up the children. (Đồng hồ báo thức làm bọn trẻ thức giấc.)
  • The alarm woke the children up.
  • The alarm woke them up.
  • The alarm woke up them.

V. Cách học cụm động từ hiệu quả?

Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó hiểu đối với không ít học viên người Việt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích cho các bạn trong quá trình học cụm động từ.
Học theo nhóm từ: có thể sắp xếp các cụm động từ theo nhóm các động từ, hoặc nhóm tiểu từ, hoặc nhóm chủ đề (xét theo trường nghĩa của cụm động từ).
Nhật ký học tập: ghi chép và bổ sung thường xuyên vào sổ học tập theo cách riêng của bạn: các cụm động từ cần có tân ngữ (pick up, look after); các cụm động từ đi cùng với một danh từ (call off, set up + a meeting); hoặc các cụm động từ đồng nghĩa (go on, keep on) – trái nghĩa (get on, get off)…
Thực hành: Cố gắng thường xuyên vận dụng các cụm động từ đã học trong bài viết, bài nói (dịch Việt – Anh, học viết qua tranh, viết luận ngắn, thư phản hồi, luyện nói) để ghi nhớ và hiểu sâu hơn về cách sử dụng của các cụm động từ.

Những cụm động từ có 3 từ mà bạn thường gặp 

Có lẽ ai cũng sẽ dịch được nếu những động từ này đứng riêng lẻ hay đi đôi với giới từ thường gặp nhưng nếu nó đi với cụm 3 từ như thế này thì các mem nhà mình ít gặp và cũng không ít lần gặp khó khăn khi tra nghĩa của chúng hay hiểu sai ý của người nói đúng không nào? Cùng Ad nghiền ngẫm chúng tí nhé!
- come up with = đưa ra, phát hiện ra, khám phá
  • Ex: We need to come up with a solution soon. (Chúng ta cần đưa ra giải pháp sớm.)
- get away with = thoát khỏi sự trừng phạt
  • Ex: He robbed a bank and got away with it. (Ông ta đã cướp nhà băng và đã thoát khỏi sự trừng phạt.)
- get on to = liên lạc với ai đó
  • Ex: Can you get on to the suppliers and chase up our order? (Anh có thể liên lạc được với các nhà cung cấp và đôn đốc họ làm nhanh yêu cầu của chúng ta không?)
- go in for = làm điều gì vì bạn thích nó
  • Ex: I don’t really go in for playing football. (Tôi thực sự không thích chơi bóng đá.)
- get round to = cần thời gian để làm gì
  • Ex: I never seem to be able to get round to tidying up this room! (Có vẻ như tôi chẳng bao giờ có thời gian để dọn dẹp căn phòng này!)
- go down with = bị ốm
  • Ex: So many people have gone down with the flu this year. (Quá nhiều người đã bị bệnh cúm trong năm nay.)
- go through with = làm điều bạn hứa sẽ làm, dù bạn không thực sự muốn
  • Ex: She went through with the wedding, even though she had doubts. (Cô ấy đã vẫn làm đám cưới, mặc dù cô ấy đã nghi ngờ.)
- live up to = sống theo, làm theo điều gì
  • Ex: She’s living up to her reputation as a hard boss. (Cô ấy làm theo cái tiếng của mình như một bà chủ khó tính.)
- look down on = coi thường
  • Ex: He really looks down on teachers. (Anh ta rất coi thường các giáo viên.)
- look up to = kính trọng, tôn kính
  • Ex: She looks up to her father. (Cô ấy kính trọng bố mình.)
- put down to = do, bởi vì
  • Ex: The failure can be put down to a lack of preparation. (Thất bại có thể là vì thiếu sự chuẩn bị.)
- put up with = khoan dung, tha thứ, chịu đựng
  • Ex: She puts up with a lot from her husband. (Cô ấy chịu đựng chồng mình rất nhiều.)
- stand up for = ủng hộ, bênh vực ai đó
  • Ex: You need to stand up for your rights! (Bạn cần phải bảo vệ quyền lợi của mình!)

Khi chính giáo viên tiếng Anh không giỏi ngoại ngữ

Nhiều học sinh Malaysia còn nhớ rõ những lỗi ngữ pháp mà cô giáo của mình từng dạy sai suốt những năm đi học phổ thông.
Người ta đã nói nhiều về tình trạng sinh viên kém tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu chính các giáo viên lại mắc lỗi phát âm và ngữ pháp thì sao? Fatimal, một sinh viên Malaysia vẫn còn nhớ rõ những lỗi tiếng Anh mà thầy giáo của mình từng mắc phải khi cô còn đi học, Thầy luôn chào cả lớp với câu “Good morning. Everyone sic down”. Một giáo viên khác đã gạch từ “a” trong câu “The window shattered into a hundred pieces” và trừ điểm của cô. Một người khác lại luôn nói sai từ “poem”. Cô tự hỏi “Mục đích của dạy là gì khi chính họ còn không giỏi tiếng Anh?”.
Một phụ huynh khác tên Nadia Fauzi cũng có chung than phiền khi cô giáo tiếng Anh của con mình mắc lỗi sai, nhưng chính cô lại nói học sinh ngốc nghếch khi được học sinh sửa lỗi giúp. Giáo viên có vốn tiếng Anh kém đi dạy học đang là tình trạng phổ biến xảy ra ở quốc gia này.
Giáo viên chỉ nói tiếng Anh trên lớp
Nói với tờ The Malaysian Insider, một chuyên viên đào tạo truyền thông cho biết bà cảm thấy ngạc nhiên trước trình độ tiếng Anh hạn chế của các giáo viên tiếng Anh tiểu học mà bà tiếp xúc. Họ có độ tuổi từ 25 đến 45, học tập nhiệt tình, chăm chỉ nhưng lại không biết kiến thức ngữ âm căn bản. Có người không biết cách đọc phiên âm trong từ điển. Có người không biết nhấn trọng âm ở những từ nhiều âm tiết, chẳng hạn như “computer” cần được nhấn ở “pu”. Bà cho rằng, các giáo viên cũng gặp phải tình trạng như học sinh đó là không có cơ hội luyện tập, sử dụng tiếng Anh bên ngoài lớp học.

Cũng vì kém tiếng Anh, một giáo viên cho biết mình thiếu tự tin trong công việc. “Có thể vì nó không phải là ngôn ngữ thứ nhất của tôi. Khi bạn không nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh, và mọi người cứ bình luận về mình, bạn sẽ cảm thấy mất tinh thần”, cô tâm sự. Chính vì thế, cô chỉ vui khi được dạy những học sinh 11, 12 tuổi vì cảm nhận được sự tôn trọng, yêu quý giáo viên từ các em.
Zairil Khir Johari  – một trong những nhà lập pháp của Malaysia cho biết, chính phủ nước này đã chi khoảng 500 triệu ringgit (khoảng hơn 119 triệu USD ) từ năm 2011 để thuê các chuyên gia tiếng Anh về dạy giáo viên. Nhưng kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi.
Các từ khóa liên quan:

Những cụm từ tiếng anh dành cho cuộc họp

Calling a meeting (tổ chức và chủ trì một cuộc họp)
Nếu bạn cho rằng các thành viên trong phòng, ban hay công ty cần phải thảo luận một số vấn đề, chắc chắn phải “call a meeting” (triệu tập một cuộc họp) hoặc “be called to a meeting” (được gọi đi họp do đồng nghiệp hoặc cấp trên yêu cầu). Những thông tin cần phải đề cập trong yêu cầu họp gồm thời gian (ngày, giờ), địa điểm và chủ đề hay mục đích.
Nếu cuộc họp có nhiều chủ đề, người tổ chức cần gửi bản danh sách những điều cần thảo luận để các thành viên tham gia có thể chuẩn bị các nội dung cần thiết. Trường hợp muốn có người “have the floor” (chủ trì một phần nội dung trong buổi họp hoặc cung cấp thông tin cụ thể) cần thông báo trước cho người đó.
Writing an agenda (chuẩn bị chủ đề thảo luận)
Một trong những vấn đề phổ biến ở các cuộc họp là quá thời gian so với dự kiến. Nếu người tham gia phải ngồi vài tiếng dù ban đầu dự kiến chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ, thì họ không chỉ xao nhãng công việc mà việc này còn có thể gây tốn kém cho công ty.
Do đó, người chủ trì cần có danh mục rõ ràng, đặt giới hạn thời gian cho từng chủ đề và bám sát với kế hoạch ban đầu, biết “get back on track” (trở về vấn đề chính) nhằm điều khiển cuộc họp hiệu quả.
Allocating roles (chỉ định nhiệm vụ cụ thể cho thành viên)
Người đứng đầu cuộc họp cần phân chia công việc cụ thể cho những thành viên khác trong vai trò hỗ trợ như ghi chép nội dung cuộc họp, kiểm soát danh sách người tham dự, cung cấp dữ liệu cho từng chủ đề…
Taking the minutes (ghi chép cuộc họp)
Công việc này thường bao gồm nắm danh sách người tham dự, ghi chép những gì đã diễn ra trong cuộc họp để sử dụng về sau. Thông thường những người không phải là một phần trong cuộc thảo luận sẽ được chỉ định làm người ghi chép.

nhung-cum-tu-nen-biet-khi-tham-du-cac-cuoc-hop


Vài phút nói chuyện về những vấn đề không quan trọng hoặc không gây ảnh hưởng vào đầu buổi họp (khi mọi người còn chưa đầy đủ) sẽ giúp bầu không khí dễ chịu hơn. Khi các thành viên đã có mặt, người chủ cuộc họp nên có lời chào lịch sự và cảm ơn họ vì tham gia. Nếu có người mới hoặc khách thì nên giới thiệu với cả phòng.
Opening a meeting (bắt đầu cuộc họp)
Following the agenda (theo lịch trình)
Những người tham gia nên được cung cấp bản sao của lịch trình buổi họp và chú ý theo dõi nội dung để biết đang thảo luận vấn đề gì và chương trình diễn ra tới đâu.
Watching the time (để ý tới thời gian)
Thời gian thường là vấn đề ở các buổi họp và bị than phiền rất nhiều. Một buổi họp thành công là khi bắt đầu và kết thúc trùng với dự kiến ban đầu và xử lý được hết các đầu mục đề ra trong lịch trình.
Asking for (hay Offering) suggestion or feedback (chủ động tham gia ý kiến)
Người tham dự thường được yêu cầu đóng góp ý kiến, bình luận hay đưa gợi ý, phản hồi, đặt câu hỏi về các vấn đề.
Asking for clarification (yêu cầu làm rõ điều chưa hiểu)
Đây là điều cần thiết để nắm bắt chính xác thông tin và yêu cầu đặt ra từ cuộc họp. Thay vì bỏ qua chi tiết chưa hiểu, hãy đặt câu hỏi để chắn chắn mình “on the same page” (hiểu) vấn đề bởi chuyện này có thể ảnh hưởng tới bản thân.
Bring the meeting to a close (kết thúc cuộc họp)
Khi mọi vấn đề được giải quyết, người chủ trì cần kết thúc cuộc họp. Nếu bị quá thời gian, có thể bỏ qua hoặc thảo luận sơ lược về những chủ đề ít quan trọng, tập trung vấn đề chính.

Tại sao có tên các tháng trong tiếng Anh?

January (tháng một)
Janus là một vị thần trong quan niệm của người La Mã xưa, quản lý sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi nên tên của ông được đặt để bắt đầu một năm mới. Vị thần này có 2 khuôn mặt để nhìn về quá khứ và tương lai nên trong tiếng Anh còn có khái niệm khác liên quan tới ông là “Janus word” (những từ có 2 nghĩa đối lập).
February (tháng 2)
Tháng duy nhất có dưới 30 ngày của năm bắt nguồn từ februarius trong tiếng Latin. Theo các tài liệu cổ,februarius có gốc từ februum, một thứ dùng trong các nghi lễ tẩy uế xưa diễn ra vào ngày 15/2 hàng năm.
March (tháng 3)
Mỗi tháng 3, người La Mã thường tổ chức vài lễ hội để chuẩn bị cho các cuộc chiến và tôn vinh Mars, vị thần chiến tranh của họ. Đó cũng là lý do tháng 3 mang tên March.
April (tháng 4)

Từ tiếng Anh April có gốc từ chữ Aprillis trong tiếng Latin, là tháng tư trong lịch của La Mã cổ đại. Còn trong tiếng Anh cổ, April đôi khi được gọi là Eastermonab (tháng Phục sinh, thời điểm thường dùng để tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus theo quan niệm của người Kitô giáo).
May (tháng 5)
Tên gọi của tháng được đặt theo tên nữ thần Maia của Hy Lạp. Bà là con của Atlas và mẹ của thần bảo hộ Hermes. Maia thường được nhắc tới như nữ thần của Trái đất và đây được xem là lý do chính của việc tên bà được đặt cho tháng 5, một trong những tháng mùa xuân.
June (tháng 6)
Rời khỏi khi Hy Lạp, nguồn gốc tên các tháng của tiếng Anh lại quay về với đế chế La Mã khi June chính là tên đặt theo vị thần cổ Juno, vợ “Vua của các vị thần” Jupiter (người cai quản bầu trời và sấm sét, tương tự Zeus trong thần thoại Hy Lạp). Juno đồng thời là nữ thần của hôn nhân và sinh nở.
July (tháng 7)
Julius Caesar, lãnh tụ nổi tiếng nhất của Cộng hòa La Mã cổ đại là người trần và nhân vật có thật trong lịch sử đầu tiên được lấy tên để đặt cho một tháng trong năm. Sau khi ông qua đời vào năm 44 trước Công nguyên, tháng ông sinh ra được mang tên July. Trước khi đổi tên, tháng này được gọi là Quintilis (trong tiếng Anh làQuintile, có nghĩa “ngũ phân vị”).
August (tháng 8)

September (tháng 9)
Năm 8 trước Công nguyên, tháng Sextilis (thứ sáu) được đổi tên thành August, theo tên của Augustus, Hoàng đế đầu tiên cai trị đế chế La Mã (qua đời năm 14 trước Công nguyên). Augustus thực chất là một danh xưng sau khi trở thành Hoàng đế của Gaius Octavius (hay Gaius Julius Caesar Octavianus), người kế thừa duy nhất của Caesar. Danh xưng này có nghĩa “đáng tôn kính”.
Septem (có nghĩa “thứ bảy”) trong tiếng Latin là tháng tiếp theo củaQuintilis và Sextilis. Kể từ tháng 9 trở đi trong lịch đương đại, các tháng sẽ theo thứ tự như sau: tháng 9 (hiện nay) là tháng thứ 7 trong lịch 10 tháng của La Mã cổ đại (lịch này bắt đầu từ tháng 3).
October (tháng 10)
Từ Latin Octo có nghĩa là “thứ 8”, tức tháng thứ 8 trong 10 tháng của một năm. Vào khoảng năm 713 trước Công nguyên, người ta đã thêm 2 tháng vào lịch trong năm và bắt đầu từ năm 153 trước Công nguyên, tháng một được chọn là tháng khởi đầu năm mới.
November (tháng 11)
Novem là “thứ 9” (tiếng Latin).
December (tháng 12)
Tháng cuối cùng trong năm hiện tại là tháng decem (thứ 10) của người La Mã xưa.