Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Phân biệt thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

Việc nắm chắc hai thì Thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn (The past simple and The past continuous) trong lúc luyện thi TOEIC sẽ giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ những bài viết đơn giản, đặc biệt là thì Quá khứ đơn.
Thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn (The past simple and The past continuous)
Quá khứ đơn và Quá khứ tiếp diễn là hai thì cơ bản nhưng rất quan trọng để hình thành nên những câu nói đơn giản cũng như hữu ích trong quá trình đọc hiểu. 
toeic là gì

Để học tốt thì Quá khứ đơn, các bạn phải nắm chắc bảng động từ bất quy tắc cơ bản cũng như cách thêm đuôi “ing” vào động từ trong thì Quá khứ tiếp diễn.



Sau đây là một số so sánh sự khác nhau của 2 thì. Bên cạnh đó, tôi lưu ý các bạn cần chú ý phần Signal Words-một phần rất quan trọng giúp nhận biết dấu hiệu ra đề về 2 thì này trong học Toeic.

Dạng thức Thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn

THÌ QUÁ KHỨ ĐƠNTHÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. To be:
S+Was/Were + Adj/ Noun
Ex:
- She was a charming actress
- They were renowned scientists
2. Verbs:
S+V quá khứ
Ex:
- I started studying English when I was 6 years old
- They invented the light bulb on their own
1. Công thức chung
S+Was/Were+V-ing
Ex:
- I was playing sports when my mom came home
- She was reading at this time last night








toeic vocabulary
Chức năng Thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn

THÌ QUÁ KHỨ ĐƠNTHÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. Diễn đạt một hành động xảy ra và chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ
Ex:
Dickens wrote Oliver Twist
2. Diễn đạt các hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ
Ex:
She came home, switched on the computer and checked her e-mails.
3. Được sử dụng trong một số công thức sau:
- I used to ridebicycle to school (thói quen trong quá khứ)
- I was eating dinner when she came
-If I were you,I wouldn't get engaged to him (Câu điều kiện loại II)
4. Signal Words:
Last night/ year/month; yesterday, 2 years ago; in 1999..
1. Diễn đạt một hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ
Ex:
What were you doing at 8:30 last night?
2. Diễn đạt hai hành động xảy ra song song nhau trong quá khứ
Ex:
While my dad was reading a magazine, my mum was cooking dinner
3. Được sử dụng trong một số cấu trúc sau
- I saw Henrywhilehe was walkingin the park
- I was listening to the newswhen she phoned (một hành động đang xảy ra thì hành động khác chen ngang)
4. Signal Words:
At this time last night; at this moment last year; at 8 p.m last night; while...


Cách sử dụng một số từ theo sau là V- ing hay To - V



tài liệu luyện thi toeic
1. FORGET, REMEMBER
+ V-ing : Nhớ (quên) chuyện đã làm.
I remember meeting you somewhere last year. (Tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngóai )
+ To inf : Nhớ (quên ) để làm chuyện gì đó.
Don't forget to buy me a book : Đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé (chưa mua )
2. REGRET
+ V-ing : Hối hận chuyện đã làm.
I regret lending him the book : Tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách.
+ To inf : Lấy làm tiếc để ......
I regret to tell you that ...( Tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...)- chưa nói - bây giờ mới nói.
3. TRY
+ V-ing : Nghĩa là thử
I try eating the cake he makes ( tôi thử ăn cái bánh anh ta làm )
+ To inf : cố gắng để ...
I try to avoid meeting him (tôi cố gắng tránh gặp anh ta )
4. NEED
Need nếu là động từ đặc biệt thì đi với BARE INF
I needn't buy it ( need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt )
Need là động từ thường thì áp dụng công thức sau :
Nếu chủ từ là người thì dùng to inf
I need to buy it (nghĩa chủ động )
Nếu chủ từ là vật thì đi với V-ing hoặc to be P.P
The house needs repairing (căn nhà cần được sửa chửa )
The house needs to be repaired
5. MEAN
Mean + to inf : Dự định
I mean to go out (Tôi dự định đi chơi )
Mean + V-ing :Mang ý nghĩa
Failure on the exam means having to learn one more year.( Thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)
6. SUGGEST
S + suggest + S + (should) do: Gợi ý ai đó nên làm gì (mình không tham gia cùng)
Lan has toothache. (Lan bị đau răng) => Ba suggested Lan should go to dentist (Ba gợi ý Lan đến nha sĩ)
S + suggest + Ving: Gợi ý ai đó cùng làm gì (mình cũng tham gia)
I suggested playing soccer
(Tôi gợi ý chơi đá bóng và tôi cũng tham gia chơi)
Lan suggested going shopping
(Lan gợi ý đi mua sắm và Lan cũng đi mua sắm)
7. GO ON
Go on + V-ing : Chỉ sự liên tục của hành động.
My father went on working until he he was nearly 70.
Go on + to inf : Tiếp tục làm điều gì sau khi hoàn tất 1 công việc.
Go on to paint the windows when you have repaired the door.

Một số mẫu câu mời sử dụng trong bài thi TOEIC - Listening Part 2

tai lieu luyen thi toeic
1. Để hỏi về ước muốn của ai đó một cách lịch sự:
What + would + S + like?
- What would you like?
2. Để diễn đạt ý muốn của ai đó một cách lịch sự:
S + would like + N / to-infinitive
- I’d like a cup of tea.
- He’d like to go swimming tonight.
3. Để đề nghị hoặc mời ai đó một cách lịch sự:
Would you like ...?
- Would you like a sandwich?
+ Chấp nhận:
Yes, I would.
Yes, I’d love to/ Thanks a lot/ That is so considerate of you/That sounds great!
+ Từ chối:
I’m sorry. I can’t.
I would love to but ...
I am sorry to say that ....
I am afraid that .....
luyện thi toeic online
luyện thi toeic cấp tốc

Một số từ vựng thường gặp trong Part 1 - Listening TOEIC


thi thử toeic online miễn phí
[PHẦN 1 - TRANH VỀ NGƯỜI]
1. Tranh 1 người
- Holding in a hand (cầm trên tay)
- Opening the bottle’s cap (mở nắp chai)
- Pouring something into a cup (rót gì đó vào một chiếc cốc)
- Looking at the mornitor (nhìn vào màn hình)
- Examining something (kiểm tra thứ gì)
- Reaching for the item (với tới vật gì)
- Carrying the chairs ( mang/vác những cái ghế)
- Climbing the ladder (trèo thang)
- Speaking into the microphone (nói vào ống nghe)
- Conducting a phone conversation (Đang có một cuộc nói chuyện trên điện thoại)
- Working at the computer (làm việc với máy tính)
- Cleaning the street (quét dọn đường phố)
- Standing beneath the tree ( đứng dưới bóng cây)
- Crossing the street (băng qua đường)

phần mềm luyện thi toeic
2. Tranh nhiều người.
- Shaking hands (bắt tay)
- Chatting with each other (nói chuyện với nhau)
- Facing each other ( đối diện với nhau)
- Sharing the office space ( cùng ở trong một văn phòng)
- Attending a meeting ( tham gia một cuộc họp)
- Interviewing a person ( phỏng vấn một người)
- Addressing the audience (nói chuyện với thính giả)
- Handing some paper to another ( đưa vài tờ giấy cho người khác)
- Giving the directions ( chỉ dẫn)
- Standing in line ( xếp hàng)
- Sitting across from each other ( ngồi chéo nhau)
- Looking at the same object ( nhìn vào cùng một vật)
- Taking the food order ( gọi món ăn)
- Passing each other ( vượt qua ai đó)
- Examining the patient ( kiếm tra bệnh nhân)
- Being gather together ( tập trung với nhau)
- Having a conversation ( Có một cuộc nói chuyện).


từ vựng toeic

MỘT SỐ THÀNH NGỮ VỚI ĐỒ ĂN CỰC THÚ VỊ

The Apple Of My Eye: có nghĩa là được yêu thích rất nhiều.
VD: You are the apple of my eye = I like you very much!
A Couch Potato: là một người rất lười biếng.
VD:  My brother is such a couch potato. He just sits around watching TV all day.
Em trai tôi rất lười biếng. Nó chỉ ngồi coi tivi suốt ngày mà thôi.
A Piece Of Cake: công việc nhẹ nhàng, đơn giản
VD: If you work hard, you will soon realize TOEIC is just a piece of cake :)
To Spill The Beans: để lộ bí mật, tin tức
VD: Don't spill the beans to Anna about her surprise birthday party tomorrow!
Đừng cho Anna biết quá sớm về buổi tiệc sinh nhật bất ngờ cho cô ấy vào ngày mai nhé!
To Butter Someone Up: nịnh đầm ai, tốt với ai để thu lợi về mình
VD: If you butter someone up just to get some benefits for yourself, that relationship won’t last long
One Smart Cookie: rất thông minh.
VD: she is such one smart cookie! She can solve the math quiz in just a few minutes!

MỘT SỐ CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH THÔNG DỤNG THÚ VỊ

Tiếng Anh giao tiếp thông dụng là thứ học để vận dụng vào thực tế. Việc học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày không yêu cầu quá nhiều công sức để ghi nhớ và học thuộc lòng, nhưng để có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh, việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày là rất quan trọng. Bởi không phải ai cũng có thể học một lần rồi nhớ mãi, cho nên đối với việc học ngoại ngữ, không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Dưới đây là 50 câu nói bạn có thể học thuộc và ghi nhớ để bắt đầu thực hành tiếng anh giao tiếp ngay từ bây giờ:
thi thử toeic online miễn phí
1. What’s up? – Có chuyện gì vậy?

2. How’s it going? – Dạo này ra sao rồi?

3. What have you been doing? – Dạo này đang làm gì?

4. Nothing much. – Không có gì mới cả.

5. What’s on your mind? – Bạn đang lo lắng gì vậy?

6. I was just thinking. – Tôi chỉ nghĩ linh tinh thôi.

7. I was just daydreaming. – Tôi chỉ đãng trí đôi chút thôi.

8. It’s none of your business. – Không phải là chuyện của bạn.

9. Is that so? – Vậy hả?

10. How come? – Làm thế nào vậy?

11. Absolutely! – Chắc chắn rồi!

12. Definitely! – Quá đúng!

13. Of course! – Dĩ nhiên!

14. You better believe it! – Chắc chắn mà.

15. I guess so.- Tôi đoán vậy.
16. There’s no way to know. – Làm sao mà biết được.

17. I can’t say for sure. – Tôi không thể nói chắc.
18. This is too good to be true! – Chuyện này khó tin quá!

19. No way! (Stop joking!) – Thôi đi (đừng đùa nữa).

20. I got it. – Tôi hiểu rồi.

21. Right on! (Great!) – Quá đúng!
luyện thi toeic online miễn phí

22. I did it! (I made it!) – Tôi thành công rồi!

23. Got a minute? – Có rảnh không?

24. About when? – Vào khoảng thời gian nào?

25. I won’t take but a minute. – Sẽ không mất nhiều thời gian đâu.

26. Speak up! – Hãy nói lớn lên.

27. Seen Melissa? – Có thấy Melissa không?

28. So we’ve met again, eh? – Thế là ta lại gặp nhau phải không?

29. Come here. – Đến đây.

30. Come over. – Ghé chơi.

31. Don’t go yet. – Đừng đi vội.

32. Please go first. After you. – Xin nhường đi trước. Tôi xin đi sau.

33. Thanks for letting me go first. – Cám ơn đã nhường đường.

34. What a relief. – Thật là nhẹ nhõm.

35. What the hell are you doing? – Anh đang làm cái quái gì thế kia?

36. You’re a life saver. – Bạn đúng là cứu tinh.

37. I know I can count on you. – Tôi biết mình có thể trông cậy vào bạn mà.

38. Get your head out of your ass! – Đừng có giả vờ khờ khạo!

39. That’s a lie! – Xạo quá!

40. Do as I say. – Làm theo lời tôi.

41. This is the limit! – Đủ rồi đó!

42. Explain to me why. – Hãy giải thích cho tôi tại sao.

43. Ask for it! – Tự mình làm thì tự mình chịu đi!

44. In the nick of time. – Thật là đúng lúc.

45. No litter. – Cấm vứt rác.

46. Go for it! – Cứ liều thử đi.

47. What a jerk! – Thật là đáng ghét.

48. How cute! – Ngộ ngĩnh, dễ thương quá!

49. None of your business! – Không phải việc của bạn.


50. Don’t peep! – Đừng nhìn lén!
tai lieu luyen thi toeic

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Đại Từ Phản Thân

Sau đây mình xin giới thiệu về đại từ phản thân trong tiếng anh toeic thông dụng các bạn nhé:
Đại từ phản thân gồm: myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, yourselves, themselves
Chú ý: “ourselves, yourselves, themselves” là hình thức số nhiều.
 Chức năng:
– Trong bài thi toeic, thường làm tân ngữ của động từ khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người:
Ví dụ:
I cut myself. (Tự tôi cắt)
Tom and Ann blamed themselves for the accident. (Tom và Ann đã tự chịu trách nhiệm về vụ tai nạn)
– Được sử dụng như trường hợp trên sau động từ + giới từ:
Ví dụ:
He spoke to himself. (Anh ấy tự nhủ)
Look after yourself. (Hãy tự chăm sóc bản thân)
– Được sử dụng như các đại từ nhấn mạnh danh từ hoặc đại từ:
Ví dụ:  The King himself gave her the medal. (Chính quốc vương đã trao huy chương cho cô ấy)
Chúng thường nhấn mạnh chủ ngữ của câu và được đặt sau nó: Ann herself opened the door. (Tự Ann đã mở cửa)
Khi chúng nhấn mạnh các danh từ khác, chúng được đặt ngay sau danh từ đó: I saw Tom himself. (Tôi đã nhìn thấy đích thị là Tom)
– Được sử dụng như các tân ngữ sau giới từ:
Ví dụ:  I did it by myself. ( Tự tôi đã mua nó )
Mình hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn củng cố sâu hơn kiến thức của mình để tránh nhầm lẫn và đạt được kết quả làm bài thi toeic tốt nhất nhé!

ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU TRONG BÀI THI TOEIC

Chào các bạn! Ai học tiếng anh chắc cũng một lần dừng lại ngẫm nghĩ về cái tên “động từ khuyết thiếu” phải không? Vậy “động từ khuyết thiếu” trong bài thi toeic thực chất là gì ? Mình xin giới thiệu với các bạn như sau nhé:
I. ĐỊNH NGHĨA
Động từ khuyết thiếu là loại động từ đặc biệt trong bài thi toeic chỉ đi kèm và thực hiện chức năng bổ trợ cho động từ chính trong câu chứ không đứng một mình như một động từ chính trong câu.
Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh:
cancouldmaymightwill
wouldmustshallshouldought to
Ngoài ra còn có các cụm động từ có ý nghĩa tương tự như khuyết thiếu trong bài thi toeic nhưng không phải là động từ khuyết thiếu (được gọi là modal-like verbs), bao gồm: had better, have to, need, be able to…
II. CẤU TẠO CHUNG
Động từ khuyết thiếu được theo sau bởi động từ chia ở hình thức động từ nguyên dạng không to trong bài thi toeic (bare infinitive).
S + modal verb + bare Infinitive
            Ví dụ:  He can speak several languages.
Động từ khuyết thiếu khác động từ thường trong bài thi toeic ở chỗ:
Động từ không biến đổi dạng theo chủ ngữ (không thêm ‘s’ khi chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít).
Ví dụ: She can swim thay vì She can swims.
Câu hỏi với động từ khuyết thiếu tạo thành bằng cách đảo khuyết thiếu lên trước chủ ngữ.
Ví dụ: She can sing đổi thành Can she sing?
Sau động từ khuyết thiếu, động từ thường phải để ở nguyên dạng không to.
Ví dụ: They can run thay vì They can to run.
III. CHỨC NĂNG
Một động từ khuyết thiếu có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó được sử dụng.
1. Diễn tả khả năng (ability: CAN, COULD, BE ABLE)
Khi nói đến khả năng, ta đề cập tới 2 ý nghĩa khác nhau:
– Khả năng nói chung: là những thứ bạn có thể làm được bất cứ lúc nào bạn muốn, không phụ thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: khả năng nói một ngôn ngữ, khả năng bơi hoặc đọc…
– Khả năng cụ thể: là những thứ bạn có thể làm hoặc không thể làm trong một ngữ cảnh nhất định. Ví dụ: có thể tìm thấy thứ bạn đang tìm, có thể lái tàu vào bờ an toàn trong cơn bão.
Khả năng ở hiện tại:
CAN / CAN’T (được dùng cho cả khả năng nói chung và khả năng cụ thể).
Ví dụ: My father can speak Japanese. (khả năng nói chung).
I’m exhausted. I can’t drive now. I’d better call a taxi. (khả năng cụ thể).
Khả năng trong quá khứ:
COULD / COULDN’T (được dùng cho khả năng nói chung).
Ví dụ:  I could swim when I was at my primary school
My grand mother couldn’t drive.
WAS ABLE TO / COULDN’T (được dùng cho khả năng cụ thể.
            Ví dụ: I was able to repair my car so I didn’t have to call the mechanic. (not ‘I could repair’).
I couldn’t find his house so I called him to ask.
COULD HAVE P2 (chỉ một khả năng có thể thực hiện trong quá khứ nhưng đã không được thực hiện à điều kiện không thực).
Ví dụ: I had to wait outside my house for 2 hours because I forgot my key.
Really? You could have phoned your roommate! (trên thực tế bạn đã không gọi điện).
– We could have come earlier but the traffic was too heavy. (trên thực tế chúng tôi đã không đến sớm).
WILL / WON’T BE ABLE TO (dùng để nói về khả năng cụ thể).
Ví dụ: After finishing the course, you will be able to communicate fluently in English.
You won’t be able to drive just after two weeks. You will need more practice!
CAN / CAN’T (dùng để nói về khả năng cụ thể).
Ví dụ:  I’m sorry I can’t come to your party tomorrow.
I’m busy now but I can help you with your homework tomorrow.
2. Diễn tả sự phỏng đoán (probability):
Modal verb có thể dùng để đưa ra dự đoán (probability, speculation, deduction …). Việc lựa chọn modal nào để sử dụng phụ thuộc vào mức độ chắc chắn của chúng ta đối với hành động.
Đoán về hiện tại: Modal + V
WILL / WON’T + V:sử dụng khi ta rất chắc chắn về một hành động
            Ví dụ:  She will be at the office now (I’m very sure about this).
MUST / CAN’T + V: sử dụng khi ta tương đối chắc chắc về hành động. Lưu ý,must không có hình thức phủ định, thay vào đó ta dùng can’t cho phỏng đoán chắc chắn về một hành động không diễn ra ở hiện tại.
            Ví dụ: You haven’t eaten anything since yesterday. You must be very hungry now.
SHOULD / SHOULDN’T + V: sử dụng cho giả thuyết về 1 điều có thể xảy ra nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch
            Ví dụ: It shouldn’t take long to come here by taxi.
                        He’s on the bus now, so he should be here in a few minutes.
CAN + V: sử dụng cho các dự đoán chung về những việc có khả năng xảy ra.
            Ví dụ:  Prices can be very high in Tokyo.
MAY / MIGHT / MAY NOT / MIGHT NOT + V: sử dụng khi ta không chắc chắn lắm về hành động
Ví dụ:  It may rain a lot this summer.
He might not come tomorrow.
Đoán về quá khứ: Modal + have P2
MUST / CAN’T + HAVE P2: sử dụng cho phỏng đoán chắc chắn về hành động đã xảy ra trong quá khứ. Lưu ý, vì must không được dùng ở thể phủ định nên khi đoán chắc về hành động đã không xảy ra trong quá khứ ta dùng can’t have P2.
            Ví dụ: Why didn’t he come to the meeting yesterday?
– He must have forgotten about it! You know how forgetful he is! (I’m very sure about this).
– He can’t have committed that crime. He was in prison at that time!
MAY / MIGHT / MAY NOT / MIGHT NOT +HAVE P2: sử dụng cho phỏng đoán không chắc chắn về hành động đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:  – Why didn’t Julia come to the meeting yesterday?
She might have been ill. I’ll phone her to check. (I’m not sure about this).
* Mặc dù không phổ biến nhưng will/won’t + have P2  should/shouldn’t + have P2 cũng có thể được sử dụng để đoán chắc chắn về hành động đã xảy ra trong quá khứ
            Ví dụ:  It’s 7.00. The train should have left already.
* Mặc dù không phổ biến nhưng could + V cũng có thể được dùng khi đoán chắc về một khả năng nói chung còn could + have P2 được dùng khi đoán chắc về một khả năng cụ thể trong quá khứ.
            Ví dụ:  Prices could be low in the 17th century.
He could have been working late yesterday.
3. Diễn tả sự bắt buộc (obligation) và lời khuyên (advice):MUST, SHOULD, HAVE TO
MUST + V: được dùng để diễn tả sự bắt buộc xuất phát từ bản thân người nói
Ví dụ:  I must do homework today so that I can be totally free tomorrow.
* Lưu ý: khi diễn tả sự bắt buộc trong quá khứ, must dùng thay thế bằng had to + V, didn’t have to + V
            Ví dụ:  I had to wear uniform when I was a pupil at primary school.
* Lưu ý: Mustn’t + V: diễn tả sự ngăn cấm
Ví dụ: You mustn’t smoke in hospital.
HAVE TO / DON’T HAVE TO + V: diễn tả sự bắt buộc xuất phát từ nhân tố bên ngoài. Lưu ý have to không phải là modal verb nên động từ phải chia theo chủ ngữ.
            Ví dụ:  Chilren have to wear uniform to school.
My mom doesn’t have to work on Sunday.
* Lưu ý: có thể dùng have got to + V, need to + V, be supposed to V với ý nghĩa tương đương.
* Lưu ý: ở thể phủ định, bên cạnh don’t have to + V, don’t need to + V còn có thể dùng needn’t + V. Trong trường hợp này, needn’t hoạt động như một modal verb và không cần chia theo chủ ngữ.
            Ví dụ:  She needn’t attend this English course because she did her MBA course in Australia.
OUGHT TO + V: diễn tả sự cần thiết phải thực hiện hành động
Ví dụ: You ought to report to her at work.
* Lưu ý: OUGHT TO thường không dùng ở dạng phủ định.
SHOULD / SHOULDN’T + V: diễn tả lời khuyên
Ví dụ: You shouldn’t overspend, or you will be in debt.
You should take his advice.
SHOULD HAVE P2 / SHOULDN’T HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra nên được thực hiện trong quá khứ nhưng đã không được thực hiện (à điều kiện không thật).
            Ví dụ:  You should have thanked her for her help. (but you didn’t thank her).
NEED HAVE P2 / NEEDN’T HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra cần được thực hiện trong quá khứ nhưng đã không được thực hiện (à điều kiện không thật).
Ví dụ: You need have brought your raincoat. It is raining now (you didn’t bring your raincoat).
* Lưu ý: phân biệt didn’t need to và needn’t have P2: didn’t need to diễn tả việc bạn biết là không cần làm và bạn có thể lựa chọn làm hoặc không làm; needn’t have P2 diễn tả việc bạn không biết là bạn không cần làm nhưng bạn đã làm.
            Ví dụ:  We didn’t need to work overtime yesterday because we still had a lot of time for our project.
                        We needn’t have taken so much food for our picnic. There was a very good cafeteria there.
OUGHT TO HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra phải được thực hiện trong quá khứ nhưng đã không được thực hiện (à điều kiện không thật).
Ví dụ:  You ought to have done your homework yesterday (but you didn’t do it).
Xin phép và cho phép:
Dùng CAN, COULD, MAY để xin phép và cho phép ai đó được làm gì.
            Ví dụ:  Could I leave early, please? My son is not well today.
May I use your computer for a while please?
You cannot use the car tonight, I’ll need to go to the airport.
Thói quen:
Dùng WILL  WOULD để diễn tả những việc ta thường thực hiện hoặc trước đây thường thực hiện.
Ví dụ:  When my parents went out at night, I would look after my brother.
He will always be late!
Mời hoặc gợi ý:
Dùng SHALL để đưa ra lời mời hoặc gợi ý (rủ ai đó cùng làm gì).
Ví dụ:  Shall I bring you some more coffee?
Shall we go to the park now?
Mong muốn:
Dùng WOULD RATHER + V để bày tỏ mong muốn làm điều gì đó trong hiện tại và WOULD RATHER + HAVE P2 để bày tỏ mong muốn về việc gì đó trong quá khứ nhưng đã không thực hiện được.
Ví dụ:  I would rather go to the movie tonight. (We’ll go to the movie now).
The play was OK but I would rather have gone to the movie. (We didn’t go to the movie).
Mình hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn củng cố sâu hơn kiến thức của mình để tránh nhầm lẫn và đạt được kết quả làm bài thi toeic tốt nhất nhé!